Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Đào tạo kỹ sư thực hành có kiến thức về các hệ thống cơ điện tử; Có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết bị cơ điện tử; Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa. Được trang bị các kiến thức về vật liệu, kết cấu, lý thuyết về điều khiển tự động và các hệ thống điều khiển tự động; Kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo, công nghệ khí nén, công nghệ thuỷ lực, công nghệ nhiệt, cảm biến đo lường, vi xử lý, vi điều khiển, PLC, CNC, CAD/CAM, hệ thống cơ điện tử, ngôn ngữ lập trình …

Ngành kỹ thuật cơ điện tử VETC

Người học sử dụng được các phần mềm căn bản và chuyên ngành như CAD/CAM; phần mềm lập trình cho PLC, Autocad …; Ứng dụng và khai triển các công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực: cơ ứng dụng, công nghệ điện – điện tử, công nghệ thông tin; vi xử lý và vi điều khiển…; Thực hiện những công việc như: tư vấn, thiết kế, lập kế hoạch, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ trong các hệ thống tự động; Lắp đặt, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, máy móc cơ – điện tử trong các dây chuyền sản xuất tự động; Tổ chức và quản lý kỹ thuật, nhân lực ở từng công đoạn sản xuất.

Sinh viên kỹ thuật cơ điện tử ra trường có nhiều cơ hội nghề nghiệp

Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp:
– Người học có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điện công nghiệp, cơ điện tử … với các vị trí là Tổ trưởng bộ phận bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị cơ điện tử hay là Quản lý phân xưởng, xí nghiệp hay tại phòng kỹ thuật.
– Có khả năng tham gia các chương trình – dự án cải tạo, nâng cấp, nghiên cứu phát triển công nghệ các trang thiết bị kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm.

Viết một bình luận